Điều kiện và thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Hồ sơ hợp thức nhà/đất

a. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu (02 bản chính ) được Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận vào đơn với các nội dung:

– Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

– Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất;

– Xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết) về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng; Đối với trường hợp xây dựng sai phép phải lập Biên bản kiểm tra hiện trạng thể hiện rõ nội dung sai phép; Trường hợp vi phạm khoản 3, Điều 15 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng thì đề xuất, xử lý theo thẩm quyền.

b. Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai;( nếu có, 01 bản chính và 01 bản sao ).

c. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật ( nếu có, 01 bản chính và 01 bản sao ).

d. Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);

e. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn ( bản sao )

– Thứ hai, bạn tiến hành thủ tục hợp thửa theo Điều 145 Nghị định 181/2004/NĐ-CP:

1. Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:

a) Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa của người SD đất đối với T.hợp người SD đất có nhu cầu khi thực hiện quyền đối với một phần thửa đất hoặc QĐ thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thu hồi một phần thửa đất hoặc một trong các loại văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của NĐ này khi thực hiện đối với một phần thửa đất;

b) GCN QSD đất hoặc một trong các loại giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

2. Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người SD đất được thực hiện như sau:

a) Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với HGĐ, cá nhân;

b) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng ĐK QSD đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;

c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng ĐK QSD đất có trách nhiệm làm trích lục BĐĐC hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có BĐĐC, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;

d) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục BĐĐC, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi GCN QSD đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai, trình UBND cùng cấp xem xét và ký GCN QSD đất cho thửa đất mới; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi GCN QSD đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và ký GCN QSD đất cho thửa đất mới trong T.hợp được uỷ quyền hoặc trình UBND cùng cấp xem xét và ký GCN QSD đất cho thửa đất mới trong T.hợp không được uỷ quyền;

đ) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc GCN QSD đất đối với thửa đất mới, trừ T.hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền;

e) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày GCN được ký, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trao bản chính GCN QSD đất đối với thửa đất mới cho người SD đất; gửi bản lưu GCN QSD đất đã được ký, bản chính GCN QSD đất đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về QSD đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng ĐK QSD đất trực thuộc; gửi thông báo biến động về SD đất cho Văn phòng ĐK QSD đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

HỢP THỨC HÓA NHÀ XÂY DỰNG KHÔNG PHÉP TRƯỚC NĂM 2006

Với nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực, các trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà ở không đúng quy định sau ngày Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực là vi phạm và phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. ởi vậy, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở cũng có quy định nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở đối với một số trường hợp sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định, nhà ở đã xây dựng không phép từ trước ngày Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực.

Đối với trường hợp của bạn, căn cứ điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, điều kiện để xem xét cấp giấy chứng nhận cho cá nhân trong nước có nhà ở đã xây dựng không phép trước ngày 1/7/2006 (trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực) được quy định như sau;

– Phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1/7/2006;

– Nhà ở không có tranh chấp;

– Nhà ở được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng;

– Đối với trường hợp nhà ở xây dựng không phép sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn thì phải phù hợp với quy hoạch.

Như vậy, nếu ngôi nhà của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, bạn có thể làm theo hướng dẫn của cán bộ địa phương để hoàn thành thủ tục hợp thức căn nhà đã xây dựng trái phép trước ngày 1/7/2006.

QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN THÊM VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, CÁCH LÀM,… CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CÔNG TY CHÚNG TÔI

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN NGUYÊN SƠN
Trụ sở: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
ĐT: 28.7302 2888    |   Fax: 28.6291 4745   |    Email:  info@nguyensonreal.com