– Các trường hợp đăng ký xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 13) bao gồm:
1) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
2) Hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác;
3) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
4) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
5) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
6) Có bản án, quyết định của tóa án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ giao dịch bảo đảm, tuyên bố giao dịch bảo đảm đã vô hiệu, đơn phương chấm dứt giao dịch bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt giao dịch bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
7) Theo thỏa thuận của các bên.
– Hồ sơ, thủ tục xóa giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Điều 31) bao gồm:
(1) Đơn đề nghị xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ;
(3) Văn bản đồng ý xóa giao dịch bảo đảm của nhận bảo đảm, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
(4) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì có văn bản ủy quyền.
– Khi thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau đây:
(1) Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
(2) Chứng nhận việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm vào đơn yêu cầu xóa đăng ký;
(3) Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN THÊM VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, CÁCH LÀM,… CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CÔNG TY CHÚNG TÔI